Đọc nhiều Bài viết


  • Một bộ phim về Đức Thánh Cha Phanxicô đang được sản xuất

    Christian Peschken, một người trở lại Công giáo, từng là Chủ tịch Ủy ban nâng cao nhận thức xã hội của Hội các nhà sản xuất điện ảnh Mỹ, đã bảo đảm 25 triệu USD hỗ trợ tài chính cho một bộ phim dự kiến mang tên "Người bạn của người nghèo: cuộc đời Đức Thánh Cha Phanxicô".


    Christian Peschken, người sau khi trở lại đạo đã làm việc cho EWTN, nói: "Chúng tôi muốn có một bộ phim trung thực về cuộc đời của Đức Hồng y Jorge Bergoglio bây giờ là Đức Thánh Cha Phanxicô". Chúng tôi miêu tả chính xác về ngài như "một con người liên tục quy về Chúa Giêsu và sứ điệp của Chúa Giêsu - yêu thương, trách nhiệm với người lân cận - một con người đặt Chúa Giêsu lên trên hết và mọi thứ khác xuống hàng thứ hai".

    Nhà báo Andrea Tornelli và nhà quay phim Vittorio Storaro, người đã giành ba giải Oscar, đã đồng ý tham gia vào việc sản xuất bộ phim này.

    (Theo VietCatholic)

    Đọc thêm »
  • “IDA”, cuốn phim thắng giải Oscar phim hay ngoại quốc năm 2015

    Ida, câu chuyện một nữ tu trẻ dưới thời cộng sản ở Ba Lan thắng giải Oscar trong thể loại phim hay ngoại quốc năm 2015. Cuốn phim do đạo diễn Ba Lan Pawel Pawlikowski thực hiện. Một tác phẩm ý nhị, được ân sủng chạm đến, kể lại câu chuyện một nữ tu sinh trẻ đi tìm đức tin và nguồn gốc của mình trong thời cộng sản ở Ba Lan.

    Anna là nữ tu sinh 18 tuổi, một cô bé mồ côi được các nữ tu nuôi nấng trong thời nước Ba Lan ở dưới chế độ cộng sản trong những năm 1960.

    Đời sống trong tu viện là đời sống duy nhất cô biết và đức tin đối với cô là một hơi thở mới. Theo lời đề nghị của mẹ bề trên, trước khi khấn trọn đời cô nên đi ra ngoài tu viện một thời gian. Cô đi với dì của cô, người duy nhất còn sống trong gia đình cô, bà dì bỗng xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng.

    Đây là chuyến đi trong chương trình đào tạo nhưng cô đi mà lòng không muốn, hơn nữa lại đi với một bà dì khó chịu, thích châm biếm, thích tự hủy hoại mình, từng ở trong đội quân chống nazi và bây giờ là đảng viên cao cấp, lúc nào cũng tìm cách châm chọc cô về đức tin và về chọn lựa đời sống tu hành của cô. Trong một cảnh cảm động nhất, nhờ bà dì nói ra, Anna biết mình không phải là người như mình nghĩ. Tên thật của cô là Ida Lebenstein và cô là người Do Thái.

    Làm sao hóa giải cuộc đời riêng của mình với ơn gọi của mình? Và thế là hai dì cháu lên đường đi tìm xem ai là người đã giết cha mẹ của Anna và họ được chôn ở đâu. Chính cuộc đi tìm này là dịp để hai dì cháu khám phá được tâm hồn của hai người, học để thương nhau và để tôn trọng nhau.

    Đạo diễn Alessandro De Luca giải thích cho nhật báo Ý Avvenire, “chỉ chính khi tiếp xúc với những cái khốn cùng về đạo đức của con người trong chuyến đi đau khổ này mà Ida mới thật sự mở mắt ra với thế giới bên ngoài và với chính mình, ý thức lại một nữ tính mà trước đây cô chưa bao giờ để ý đến và cô cũng không hề biết cái duyên của nó. Sự cám dỗ khoác qua bộ dáng bên ngoài của một nhạc sĩ trẻ, anh này muốn cưới cô và muốn cô sẽ làm mẹ. Sau một đêm ngủ chung, lần đầu tiên cô nếm hương vị giấc mơ xây dựng một gia đình cho riêng mình. Nhưng bây giờ cô đã biết, và khi hừng sáng, cô âm thầm bỏ người tình nhân trẻ để trở về tu viện. Suốt cuốn phim cô có khuôn mặt khó hiểu và không cách nào dò tìm được nhưng bây giờ khuôn mặt này sáng lên một niềm vui mới. Trở thành người lớn, cuối cùng Ida đã chọn Chúa, và đây là lần đầu tiên cô ý thức về các hành động của mình.”

     

    Aleteia, Lucandrea Massaro, 26-2-2015

    Marta An Nguyễn chuyển dịch

     

    Đọc thêm »
  • Với chỉ 3 phút, phim "Giving" (Cho đi) làm hàng triệu người chảy nước mắt

    Với độ dài chỉ 3 phút, phim "Giving'' (Cho đi) đã thực sự làm hàng triệu người chảy nước mắt. Đoạn phim này do Công ty Viễn thông TrueMoveH, Thái Lan, sản xuất.

    Sau một tuần, tức vào ngày 11.9.2013, phim được 5 triệu lượt người xem, và vào thời điểm này (17.10.2013) đã có gần 13.500.000 lượt xem.

    Chuyện phim:

    Cậu bé nọ ăn cắp chai thuốc trị bệnh. Bà chủ tiệm giật lại chai thuốc và chửi mắng cậu ta xối xả. Có người đàn ông, là chủ quán ăn, động lòng thương, liền chạy ra, hỏi cậu để biết rõ sự việc.


    Khi hay rằng cậu bé ăn cắp chai thuốc vì mẹ của cậu đang bệnh nặng, ông chủ quán ăn liền trả tiền cho bà chủ tiệm thuốc, rồi tặng cậu bé chai thuốc ấy và còn bảo con gái của ông mang cho cậu bé ít thức ăn.


    Ba mươi năm sau, người-đàn-ông-tốt-bụng-xưa-kia vẫn còn là chủ quán ăn cùng cô con gái đã lớn. Ngày nọ, ông bị đột quỵ và phải nhập viện. Muốn chạy chữa thì ông ta phải trả số tiền quá lớn! Cô con gái tính đến chuyện bán quán ăn... Nào ai ngờ rằng ''cậu-bé-ăn-trộm-năm-xưa'' giờ là bác sỹ tình cờ tiếp nhận bệnh nhân là ân nhân của mình.


    Với lòng biết ơn, ''ông-bác-sỹ-chịu-ơn'' quyết tâm chữa trị cho ân nhân, mà không để ông ta phải trả tiền bởi vì "viện-phí-của-người-đàn-ông-ngày-hôm-nay đã được trả trước cách đây ba mươi năm!!!"

    Xin mời mọi người cùng xem phim:


     

     

     

     

    Đọc thêm »
  • Linh mục Dòng Tên James Martin khóc khi xem phim "Silence"

    (phimconggiao.net 12/9/2016) - Đạo diễn danh tiếng người Mỹ Martin Scorsese đã ở Rôma nhiều ngày để giới thiệu phim Silence (Im lặng) cho các tu sĩ Dòng Tên, đây là cuốn phim mới nhất của ông. Ông cũng đã được Đức Phanxicô tiếp kiến. Cuốn phim kể câu chuyện hai tu sĩ truyền giáo Dòng Tên bị bách hại ở Nhật vào thế kỷ XVII.

    Tối 29 tháng 11, ông đã có buổi ra mắt phim với 300 tu sĩ Dòng Tên ở Viện Giáo hoàng Đông phương. Chỉ có các tu sĩ được dự buổi ra mắt này, báo chí không được mời.

    Cuốn phim dài 3 giờ, phần cuối phim rất xúc động. Linh mục Dòng Tên James Martin là người cố vấn cho cuốn phim, cha cho biết: "Một sự im lặng hoàn toàn, có thể nói chúng tôi có thể nghe tiếng ruồi bay! Và cũng là một kỷ niệm sâu đậm thật xúc động được xem phim về các bạn đồng tu cùng với các bạn đồng tu của tôi." Thêm nữa, đây là cuốn phim đích thực mô tả đời sống các tu sĩ Dòng Tên một cách xác thực. Bằng chứng cho cố gắng hết mình này, nam diễn viên chính Andrew Garfield đã đi linh thao trong vòng sáu tháng với linh mục James Martin. Nhóm làm phim cũng được tham khảo tài liệu trong thư viện của các tu sĩ Dòng Tên ở Rôma.

    Như chìm sâu trong lời cầu nguyện

    Lm. James Martin thổ lộ với nhật báo La Repubblica: "Đặc biệt vào cuối phim, tôi đã khóc. Các vị tu sĩ tử đạo Dòng Tên đúng là các vị anh hùng cao cả […] và được xem câu chuyện của họ trong cuốn phim đẹp như vậy, một tuyệt tác như vậy thì giống như chìm sâu trong lời cầu nguyện."

    Linh mục Francesco Occhetta đã bình luận trên tài khoản Twitter của cha: "Một cuốn phim chân thực nhưng cũng gay go, đã mở ra cho những vấn đề sâu xa. Cuốn phim nói đến sự im lặng của Chúa trước bạo lực cũng như việc bỏ đạo của các tín hữu bị bách hại."

    Sau buổi chiếu phim, nhà đạo diễn có buổi trả lời các câu hỏi trong vòng một giờ. Ông nói đến đức tin và sự biến đổi của mình trong 30 năm vừa qua. Một tu sĩ Dòng Tên Phillippines nói đến suy tư của mình về công việc truyền giáo ở Á châu, cha khen ngợi sự nhạy cảm của cuốn phim về chủ đề này.

    Sáng hôm sau, nhà đạo diễn người Mỹ gốc Sicilia Ý đã được Đức Phanxicô tiếp trong vòng 15 phút. Jorge Bergoglio, giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên trong tuổi thanh xuân của mình đã từng mơ di truyền giáo ở Nhật, nhưng vì sức khỏe kém nên cha đã không đi được, theo như Tổng Giám mục Giáo phận Nagasaki cho biết năm 2013. Ngài chưa xem phim nhưng đã đọc quyển tiểu thuyết "Im Lặng" của nhà văn Nhật Shusaku Endo. Quyển sách này được xuất bản năm 1966 và Martin Scorsese mong muốn chuyển thể từ gần 20 năm nay.

    Ông đã thực hiện một tuyệt tác về đời sống của chúng tôi

    Chúa nhật trước đó, cộng đoàn tu sĩ Dòng Tên ở Rôma đã tiếp nhà đạo diễn ở trụ sở chính của Dòng và đã đưa ông đi xem một vài nơi tuyệt đẹp của Dòng như nhà thờ Gesù huy hoàng. Theo linh mục James Martin, đây là một cách để "cám ơn ông về món quà mà ông đã tặng cho Nhà Dòng. Ông đã hoàn thành một tuyệt tác về đời sống của chúng tôi."

    Linh mục James Martin và đạo diễn Martin Scorsese trong buổi ra mắt phim ngày 29/11/2016

    Cuốn phim sẽ được chiếu ở Mỹ vào cuối tháng 12/2016, nhưng tại Pháp thì phải chờ đến ngày 8/2/2017.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
    lavie.fr, Sixtine Chartier, 2016-12-01

     

    Đọc thêm »
  • Chàng trai Mexicô trong phim "For Greater Glory" sắp được phong thánh

    Bất kì ai đã từng xem bộ phim chiếu năm 2012 For Greater Glory: The True Story of Cristiada (tên tiếng Việt là Cuộc chiến vĩ đại: Câu chuyện có thật về Cristiada) đều sẽ nhớ đến cảnh tử đạo đẫm máu và tàn độc của một thiếu niên vào năm 1920 ở Mexicô. Đó là câu chuyện có thật, và thiếu niên đó, José Luis Sánchez de Río, đang chuẩn bị được tôn phong hiển thánh.

    ĐGH Phanxicô đã chấp nhận vài sắc chiếu được trình lên ngài từ Bộ Phong Thánh, bao gồm một phép lạ được cho là nhờ lời chuyển cầu của Chân phước José, một thành viên trẻ của phong trào Cristero đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo khi chính quyền Mêxicô hạn chế một cách hà khắc các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo.

    Trong phiên bản phim của câu chuyện này, Chân phước José được Mauricio Kuri thủ vai, là người liên tục lặp lại tiếng kêu của phong trào Cristero, "viva Cristo Rey!" có nghĩa là "vạn tuế Đức Ki-tô Vua". Đó cũng là những câu mà Chân phước Miguel Pro và những người khác hét to khi họ bị quan chức chính quyền Mexicô giết chết.

    ĐGH Bênêđictô XVI đã phong chân phước cho ngài vào năm 2005. Website của Vatican trích đăng tiểu sử của Chân phước José: José Sánchez del Río sinh ngày 28 tháng Ba năm 1913, tại Sahuayo, Michioacán, Mexico. Luôn khao khát được bảo vệ đức tin và quyền lợi của người Công giáo, cậu đã theo bước của hai người anh và đã xin phép mẹ để gia nhập phong trào Cristeros. Mẹ của cậu phản đối, và nói rằng cậu còn quá trẻ. Cậu José đã đáp lại: "Mẹ ơi, xin đừng để con bỏ lỡ cơ hội đạt được hạnh phúc Nước Trời một cách dễ dàng và nhanh chóng."

    Vào ngày 5 tháng Hai năm 1928, chàng trai đã bị bắt trong một trận chiến và bị giam giữ ở phòng áo của nhà thờ. Để khủng bố tinh thần của cậu, bọn lính đã cho cậu xem cảnh một thành viên Cristeros bị bắt khác đang bị treo. Nhưng José đã khích lệ người đó: "Anh sẽ được lên thiên đàng trước tôi. Hãy chuẩn bị một chỗ cho tôi. Nói với Đức Ki-tô Vua rằng tôi sẽ sớm ở với Ngài."

    Trong tù, cậu cầu nguyện với chuỗi Mân Côi và hát các bài ca đức tin. Cậu đã viết một bức thư tuyệt đẹp cho mẹ mình, nói với bà rằng cậu đã phó mình cho thánh ý Thiên Chúa. Cha của José đã nỗ lực chuộc con mình ra nhưng không thể gom đủ tiền kịp thời gian.

    Vào ngày 10 tháng Hai năm 1928, chàng trai đã bị tra tấn một cách tàn độc và da lòng bàn chân đã bị lóc ra; sau đó họ ép buộc cậu bước đi trên muối, sau đó lết bộ từ thị trấn ra tới nghĩa trang. Chàng trai trẻ đã hét lên trong đau đớn nhưng vẫn không bỏ cuộc.

    Những lần quân lính dừng lại và nói: “Nếu mày kêu lên, 'cái chết cho Ki-tô Vua,’ chúng tao sẽ tha cho mày sống.” Nhưng José đã trả lời: “Vạn tuế Đức Ki-tô Vua! Vạn tuế Đức Bà Guadalupe!”

    Một lần nữa khi đã tới nghĩa địa, José được hỏi một lần cuối rằng có từ bỏ niềm tin của mình hay không. Chàng trai 15 tuổi đã hét lên: “Vạn tuế Đức Ki-tô Vua!” và cuối cùng cậu bị bắn chết.

    Chân phước José sẽ được ĐGH Phanxicô tôn phong hiển thánh vào ngày 16/10/2016.

    Minh Nhật

    Đọc thêm »
RSS