Điện ảnh Công giáo


  • Giới thiệu phim tài liệu “Vị Tiền hô” về thánh Gioan Tẩy giả

    Sáng 8/4/2019, Bộ Truyền thông Tòa Thánh giới thiệu bộ phim tài liệu về cuộc đời của thánh Gioan Tẩy giả mang tên “Vị Tiền hô”, được thực hiện bởi Quỹ thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, Phòng Truyền thông và Vatican Media cộng tác với Bộ Truyền thông của Toà Thánh.

    Dự án này, với mục đích phổ biến, tập trung vào một nhân vật Kinh Thánh thường được coi là thứ yếu, nhưng trong thực tế, là “người mở đường” cho đời sống công khai của Chúa Giêsu và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Kitô giáo.

    Thể loại phim tài liệu theo lối song song, điện ảnh và tài liệu.

    Những trình thuật về những khoảnh khắc quan trọng nhất về tiểu sử của thánh Gioan Tẩy giả được dựng thành những cảnh hư cấu để có thể cho khán giả hình dung được những nút thắt quan trọng trong hành trình của ngài: những cuộc viễn du khắc nghiệt trên sa mạc; cuộc gặp gỡ với Đức Kitô tại phép rửa; điệu nhảy mê hoặc của Salômê và sự tử đạo khủng khiếp do Hêrôđê quyết định. Nhân vật chính là Francesco Castiglione dẫn chuyện. Có 17 diễn viên, trong số đó có Luca Capuano, Antonella Fattori, Edoardo Siravo và Valeria Zazzaretta. Khoảng năm mươi diễn viên quần chúng trong phim tài liệu đóng hoàn toàn trong khu vực Vùng Marche nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Ủy ban Văn hóa-Phim Marche để dựng các địa điểm.

    Theo cách tiếp cận tài liệu, việc đào sâu về các khía cạnh khác nhau của bản chất Kinh Thánh và lịch sử thì được dùng lời chứng của các chuyên gia có thẩm quyền như Đức hồng y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa; Đức cha Nazzareno Marconi, giám mục Macerata và là nhà Kinh thánh; Emanuela Prinzivalli, Giáo sư Lịch sử Kitô giáo và Giáo Hội tại Đại học Sapienza của Roma; v.v..

    Các đoạn chính của câu chuyện được thể hiện bằng các bảng minh họa, nhằm cho thấy khả năng trong hành trình tri thức của Thánh Gioan Tẩy giả và môi trường lịch sử và văn hóa của ngài.

    (CSR_2226_2019)

    Văn Yên SJ (Vatican News)

     

     

     

    Đọc thêm »
  • Diễn viên John Malkovich trong bộ phim "Giáo hoàng Mới"

    lepoint.fr, Bastien Hauguel, 2018-07-03

    Tiếp theo diễn viên Jude Law, Giáo hoàng Trẻ (The Young Pope), diễn viên John Malkovich đóng bộ phim thứ nhì Giáo hoàng Mới (The New Pope) của nhà đạo diễn Ý Paolo Sorrentino.

    Vatican có giáo hoàng mới chăng? Không! Sau bộ phim truyền hình The Young Pope năm 2016 chiếu trên đài truyền hình Canal +, diễn viên Jude Law đáng lý đóng lại bộ phim thứ nhì có tên Giáo hoàng Mới nhưng lần này ông sẽ không đóng, vai giáo hoàng được đạo diễn Ý Sorentino giao cho diễn viên John Malkovich. Cuốn phim bắt đầu quay ở Ý vào tháng 11-2018.

    Được loan báo lần đầu tiên vào tháng 5 – 2017, Giáo hoàng Mới, như tên bộ phim, kể một câu chuyện hoàn toàn mới. Bộ phim kể các sự kiện sau năm 2016 với diễn viên John Malkovich trong vai nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo mới. Diễn viên Jude Law chỉ xuất hiện trong các cảnh hồi tưởng (flash-back). Nhưng các fan của phim Giáo hoàng Trẻ yên tâm vì đạo diễn Paolo Sorrentino sẽ cho chiếu các cảnh trình chiếu (showrunner) cho cuốn phim thứ nhì này.

    Một trong các vai diễn hay nhất của diễn viên Jude Law

    Với cuốn phim Giáo hoàng Trẻ, nhà đạo diễn Paolo Sorrentino đã giao cho diễn viên Jude Law vai diễn hay nhất của diễn viên này từ mười năm nay. Diễn viên Law diễn vai Lenny Belardo (giáo hoàng giả tưởng Piô  XIII), giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong Lịch sử. Vai diễn được Golden Globes 2018 đề cử Jude Law là diễn viên hay nhất của phim bộ truyền hình.

    Còn diễn viên John Malkovich xuất hiện lại sau nhiều năm vắng bóng ở phim trường. Diễn viên Malkovich 64 tuổi chắc chắn sẽ hạnh phúc trong vai giáo hoàng… Giáo hoàng Mới!

     

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch 

     

    Đọc thêm »
  • Linh mục Dòng Tên James Martin khóc khi xem phim "Silence"

    (phimconggiao.net 12/9/2016) - Đạo diễn danh tiếng người Mỹ Martin Scorsese đã ở Rôma nhiều ngày để giới thiệu phim Silence (Im lặng) cho các tu sĩ Dòng Tên, đây là cuốn phim mới nhất của ông. Ông cũng đã được Đức Phanxicô tiếp kiến. Cuốn phim kể câu chuyện hai tu sĩ truyền giáo Dòng Tên bị bách hại ở Nhật vào thế kỷ XVII.

    Tối 29 tháng 11, ông đã có buổi ra mắt phim với 300 tu sĩ Dòng Tên ở Viện Giáo hoàng Đông phương. Chỉ có các tu sĩ được dự buổi ra mắt này, báo chí không được mời.

    Cuốn phim dài 3 giờ, phần cuối phim rất xúc động. Linh mục Dòng Tên James Martin là người cố vấn cho cuốn phim, cha cho biết: "Một sự im lặng hoàn toàn, có thể nói chúng tôi có thể nghe tiếng ruồi bay! Và cũng là một kỷ niệm sâu đậm thật xúc động được xem phim về các bạn đồng tu cùng với các bạn đồng tu của tôi." Thêm nữa, đây là cuốn phim đích thực mô tả đời sống các tu sĩ Dòng Tên một cách xác thực. Bằng chứng cho cố gắng hết mình này, nam diễn viên chính Andrew Garfield đã đi linh thao trong vòng sáu tháng với linh mục James Martin. Nhóm làm phim cũng được tham khảo tài liệu trong thư viện của các tu sĩ Dòng Tên ở Rôma.

    Như chìm sâu trong lời cầu nguyện

    Lm. James Martin thổ lộ với nhật báo La Repubblica: "Đặc biệt vào cuối phim, tôi đã khóc. Các vị tu sĩ tử đạo Dòng Tên đúng là các vị anh hùng cao cả […] và được xem câu chuyện của họ trong cuốn phim đẹp như vậy, một tuyệt tác như vậy thì giống như chìm sâu trong lời cầu nguyện."

    Linh mục Francesco Occhetta đã bình luận trên tài khoản Twitter của cha: "Một cuốn phim chân thực nhưng cũng gay go, đã mở ra cho những vấn đề sâu xa. Cuốn phim nói đến sự im lặng của Chúa trước bạo lực cũng như việc bỏ đạo của các tín hữu bị bách hại."

    Sau buổi chiếu phim, nhà đạo diễn có buổi trả lời các câu hỏi trong vòng một giờ. Ông nói đến đức tin và sự biến đổi của mình trong 30 năm vừa qua. Một tu sĩ Dòng Tên Phillippines nói đến suy tư của mình về công việc truyền giáo ở Á châu, cha khen ngợi sự nhạy cảm của cuốn phim về chủ đề này.

    Sáng hôm sau, nhà đạo diễn người Mỹ gốc Sicilia Ý đã được Đức Phanxicô tiếp trong vòng 15 phút. Jorge Bergoglio, giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên trong tuổi thanh xuân của mình đã từng mơ di truyền giáo ở Nhật, nhưng vì sức khỏe kém nên cha đã không đi được, theo như Tổng Giám mục Giáo phận Nagasaki cho biết năm 2013. Ngài chưa xem phim nhưng đã đọc quyển tiểu thuyết "Im Lặng" của nhà văn Nhật Shusaku Endo. Quyển sách này được xuất bản năm 1966 và Martin Scorsese mong muốn chuyển thể từ gần 20 năm nay.

    Ông đã thực hiện một tuyệt tác về đời sống của chúng tôi

    Chúa nhật trước đó, cộng đoàn tu sĩ Dòng Tên ở Rôma đã tiếp nhà đạo diễn ở trụ sở chính của Dòng và đã đưa ông đi xem một vài nơi tuyệt đẹp của Dòng như nhà thờ Gesù huy hoàng. Theo linh mục James Martin, đây là một cách để "cám ơn ông về món quà mà ông đã tặng cho Nhà Dòng. Ông đã hoàn thành một tuyệt tác về đời sống của chúng tôi."

    Linh mục James Martin và đạo diễn Martin Scorsese trong buổi ra mắt phim ngày 29/11/2016

    Cuốn phim sẽ được chiếu ở Mỹ vào cuối tháng 12/2016, nhưng tại Pháp thì phải chờ đến ngày 8/2/2017.

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
    lavie.fr, Sixtine Chartier, 2016-12-01

     

    Đọc thêm »
  • Ra mắt phim "Silence", một siêu phẩm mới của Hollywood

    [phimconggiao.net 12/9/2016] - Hãng phim Paramount Pictures vừa thực hiện một bộ phim có tên là “Silence” (tạm dịch: Sự im lặng), do Martin Scorsese làm đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Shusaku Endo, nói về tình hình của Công giáo ở Nhật Bản vào thế kỷ XVII.

    Đặt bối cảnh vào những năm đầu của năm 1600, cuốn tiểu thuyết nói về cuộc bách hại tàn bạo của Shogun Hideyochi và Tokugawa Shogun đối với các Kitô hữu lúc bấy giờ. Cuộc bách hại đã gây ra cái chết cho rất nhiều tín hữu, nhà truyền giáo và linh mục bản địa.

    Cha Brian Mac Cuarta, SJ cùng nhóm làm việc tại Văn khố Dòng Tên ở Roma đã làm việc với nhà sản xuất để viết ra một bản phác thảo cho bộ phim. Phim bắt đầu được quay vào ngày 19/1 vừa rồi và sẽ công chiếu vào cuối năm 2016.

    Xem trailer phim "Silence"

    Nhà văn người Nhật Shusaku Endo đã xuất bản tác phẩm “Silence” của mình vào năm 1966 và đã được một Giêsu hữu người Ireland là cha Bill Johnston dịch sang tiếng Anh.

    Nhân vật chính trong tác phẩm là một nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nhà, Cristovao Ferreira, bị tra tấn vì không chịu chối bỏ niềm tin của mình. Nói về vị truyền giáo này, Endo cũng nhằm diễn ta cuộc chiến mà Công giáo, cũng như Kitô giáo nói chung, đang phải đối mặt ngày hôm nay tại Nhật Bản.

    Đề tài một Thiên Chúa luôn thinh lặng đồng hành với các tín hữu trong nhiều cách thức khác nhau đã có một ảnh hưởng rất lớn đến kinh nghiệm bách hại tôn giáo của Endo ở Nhật Bản, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Pháp và cuộc tấn công của bệnh lao phổi vào thời điểm này.

    Liam Neeson, nhân vật chính của bộ phim “The Mission”, cũng thủ vai chính trong bộ phim này. Ngoài ra, còn có Adam Driver, Tadanobu Asano, và ngôi sao Người Nhện Andrew Garfield tham gia đóng phim.

    Theo UCANews

     

    Đọc thêm »
  • Từ cuốn tiểu sử "Phanxicô, cuộc đời và cách mạng" đến bộ phim đầu tiên về ĐGH Phanxicô

    Cuốn phim Đức Phanxicô, phóng tác theo tiểu sử Đức Giáo hoàng Phanxicô của nữ ký giả Elisabetta Piqué mà bà đã quen biết trước từ năm 2001, đã được chiếu ở các rạp từ ngày 28/9/2016.

    Nữ ký giả Elisabetta Piqué nhớ lại cuộc phỏng vấn đầu tiên với Đức Phanxicô, ngài gần như là một người “rụt rè. Không phải là một siêu sao chút nào”.

    Rất ít ký giả hình dung cuộc bầu chọn Hồng y Bergoglio trong lần mật nghị năm 2013. Nữ ký giả người Argentina Elisabetta Piqué là một trong các ký giả này, bà đã quen biết Tổng Giám mục Buenos Aires từ năm 2001.

    “Tôi gặp ngài hơi xa xa một chút ở ngoài đường”, nữ ký giả tóc vàng ngoài năm mươi nhớ lại, bà buông ly cappuccinô xuống để chỉ về hướng Nhà các Tu sĩ (Casa del Clero), nơi Hồng y Argentina quen thuộc với trung tâm lịch sử Rôma, ở cách vài trăm mét căn hộ của bà.

    Vào thời đó, nhật báo La Nacion của Argentina gọi cho bà để nhờ bà phỏng vấn người mà cuối tuần đó sẽ nhận mũ hồng y từ tay của Đức Gioan Phaolô II. Nữ ký giả Elisabetta Piqué sinh trưởng ở Ý, sau đó bà theo cha mẹ di dân qua Argentina, bà không phải là chuyên gia chuyên ngành về các vấn đề tôn giáo.

    “Tôi không biết gì về ngài, ngoại trừ ngài là một tu sĩ Dòng Tên và ngài rất ít khi nhận lời phỏng vấn.” Một cách nghề nghiệp, bà không tỏ ra mình không biết. “Tôi điện thoại, và ngài nhận lời cho tôi phỏng vấn ngay lập tức.”

    “Ngài ở trong một góc, gần như rất rụt rè”

    Người mà bà gặp thì rất khác với hình ảnh của một hoàng tử Giáo Hội mà bà hình dung trong đầu. “Khi tôi đến thì ngài ngồi trong một góc, gần như rất rụt rè. Không có nét gì là siêu sao. Tôi nói thẳng cho ngài biết là tôi không biết gì về Giáo hội. Rồi câu hỏi tự nhiên đến và câu trả lời của ngài thì chính xác và rõ ràng.”

    Hai hay ba ngày sau đó, chuộng điện thoại reo. “Cha cám ơn cuộc phỏng vấn”, Hồng y Argentina đơn giản nói và từ đó nối kết liên lạc ngày càng chặt chẽ hơn. “Tôi gặp ngài mỗi lần ngài đến Rôma và mỗi lần tôi đi Buenos Aires.”

    Vì thế mà chiều ngày 13/3/2013, Elisabetta Piqué không ngạc nhiên mấy về cuộc bầu chọn Hồng y Bergoglio, trong khi chồng của bà là ký giả Ireland Gerard O’Connell, “một nhà Vatican học chính cống”, không đặt nhiều hy vọng vào Đức Bergoglio cho mấy.

    “Sáng hôm sau tôi chở con gái đi học. Vào 9 giờ sáng, mọi người gọi tôi để biết ai là tân giáo hoàng. Không ai biết về ngài.” Vì thiếu thông tin nên các đồng nghiệp Vatican học của bà bị giao động bởi phong cách mới của giáo hoàng Argentina, vì thế buộc bà phải kể quá trình của tu sĩ Dòng Tên Argentina này.

    Từ đó, một cách nhanh chóng, bà nghĩ đến việc viết sách để giải thích, khi là giáo hoàng, Đức Bergoglio đã nói y hệt như khi ngài nói ở Buenos Aires. “Nhưng không ai nghe ngài ngoài bức tường Argentina”, bà Elisabetta Piqué cho biết.

    Cũng một cách nhanh chóng, bà có trực giác giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên của lịch sử sẽ làm cách mạng Giáo Hội và bà bắt đầu gặp những người ở Argentina đã từng biết Jorge Bergoglio trong cuộc đời của họ”.

    Cử chỉ tự tin, cái nhìn sắc bén

    Và đây đúng là tiểu sử đầu tiên của tân giáo hoàng: “Phanxicô, cuộc đời và cách mạng” (Francisco, vida et revolucion), được điện ảnh gia Beda Docampo Feijóo đưa lên màn ảnh, cuốn phim được chiếu ở Pháp ngày 28/9/2016. “Một phóng tác: đây là một cuốn phim, không phải là phim tài liệu”, nữ ký giả nhấn mạnh, dù vậy người ta cũng thấy chân dung bà phảng phất trong vai nữ ký giả do diễn viên người Tây Ban Nha Silvia Abascal đóng.

    “Cùng một lúc là tôi và nhiều người khác. Giống như nhiều nhân vật khác trong phim luôn là trộn lẫn của nhiều nhân vật khác nhau. Nữ ký giả với cử chỉ tự tin, cái nhìn sắc bén khác xa với hình ảnh ngây thơ của nữ ký giả trẻ Ana trong phim, cũng như nhân vật trong phim, bà biết tạo một chỗ đứng trong môi trường rất đàn ông của các nhà Vatican học.

    Nhưng đó không phải là điểm quan trọng của cuốn phim, mục đích của cuốn phim là để khán giả gặp được Đức Phanxicô. Cuốn phim nhấn mạnh trước hết, cũng như nữ ký giả Elisabetta Piqué trong quyển sách của mình muốn nói, đó là nêu lên sự liên tục của Tổng Giám mục Buenos Aires, “cha Jorge”, như ngài thường thích mọi người gọi mình như thế.

    “Quyền lực không làm cho ngài thay đổi, bà Elisabetta Piqué bảo đảm như thế, bà vẫn còn liên lạc thường xuyên với ngài. Ngài không cảm thấy mình như một anh hùng, ngài vẫn tiếp tục như trước nhưng dĩ nhiên bây giờ với một hàng rào an ninh chặt chẽ.” Nhưng các hàng rào này không thay đổi tương quan của ngài với giáo dân, các tín hữu trung thành này thích gặp ngài trong các buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô. “Những người này, bà Elisabetta Piqué tin chắc, hiểu ngài hơn là các nhà Vatican học.”

    Cảm hứng của bà: “Bergoglio”

    “Viết tiểu sử của một giáo hoàng không phải là một chuyện nhỏ. Tôi không nghĩ tôi có thể làm được, nhưng cùng một lúc, tôi phải chấp nhận thách thức này. Rất nhiều người viết tiểu sử Đức Bergoglio, nhưng tôi, tôi may mắn gặp ngài nhiều lần, được biết ngài. Tôi có nhiều chi tiết.

    Một cách nào đó, chính ngài là nguồn cảm hứng của tôi! Tôi cũng gặp nhiều nhân vật khác cũng đã biết ngài và tôi biết tôi có thể viết một quyển sách mang ý tưởng giáo hoàng này là ai, để nói lên đúng Bergoglio là ai.”

     

    Marta An Nguyễn
    chuyển dịch từ LaCroix.com

     

    Đọc thêm »
RSS