Kết quả tìm kiếm: phim


  • “IDA”, cuốn phim thắng giải Oscar phim hay ngoại quốc năm 2015

    Ida, câu chuyện một nữ tu trẻ dưới thời cộng sản ở Ba Lan thắng giải Oscar trong thể loại phim hay ngoại quốc năm 2015. Cuốn phim do đạo diễn Ba Lan Pawel Pawlikowski thực hiện. Một tác phẩm ý nhị, được ân sủng chạm đến, kể lại câu chuyện một nữ tu sinh trẻ đi tìm đức tin và nguồn gốc của mình trong thời cộng sản ở Ba Lan.

    Anna là nữ tu sinh 18 tuổi, một cô bé mồ côi được các nữ tu nuôi nấng trong thời nước Ba Lan ở dưới chế độ cộng sản trong những năm 1960.

    Đời sống trong tu viện là đời sống duy nhất cô biết và đức tin đối với cô là một hơi thở mới. Theo lời đề nghị của mẹ bề trên, trước khi khấn trọn đời cô nên đi ra ngoài tu viện một thời gian. Cô đi với dì của cô, người duy nhất còn sống trong gia đình cô, bà dì bỗng xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng.

    Đây là chuyến đi trong chương trình đào tạo nhưng cô đi mà lòng không muốn, hơn nữa lại đi với một bà dì khó chịu, thích châm biếm, thích tự hủy hoại mình, từng ở trong đội quân chống nazi và bây giờ là đảng viên cao cấp, lúc nào cũng tìm cách châm chọc cô về đức tin và về chọn lựa đời sống tu hành của cô. Trong một cảnh cảm động nhất, nhờ bà dì nói ra, Anna biết mình không phải là người như mình nghĩ. Tên thật của cô là Ida Lebenstein và cô là người Do Thái.

    Làm sao hóa giải cuộc đời riêng của mình với ơn gọi của mình? Và thế là hai dì cháu lên đường đi tìm xem ai là người đã giết cha mẹ của Anna và họ được chôn ở đâu. Chính cuộc đi tìm này là dịp để hai dì cháu khám phá được tâm hồn của hai người, học để thương nhau và để tôn trọng nhau.

    Đạo diễn Alessandro De Luca giải thích cho nhật báo Ý Avvenire, “chỉ chính khi tiếp xúc với những cái khốn cùng về đạo đức của con người trong chuyến đi đau khổ này mà Ida mới thật sự mở mắt ra với thế giới bên ngoài và với chính mình, ý thức lại một nữ tính mà trước đây cô chưa bao giờ để ý đến và cô cũng không hề biết cái duyên của nó. Sự cám dỗ khoác qua bộ dáng bên ngoài của một nhạc sĩ trẻ, anh này muốn cưới cô và muốn cô sẽ làm mẹ. Sau một đêm ngủ chung, lần đầu tiên cô nếm hương vị giấc mơ xây dựng một gia đình cho riêng mình. Nhưng bây giờ cô đã biết, và khi hừng sáng, cô âm thầm bỏ người tình nhân trẻ để trở về tu viện. Suốt cuốn phim cô có khuôn mặt khó hiểu và không cách nào dò tìm được nhưng bây giờ khuôn mặt này sáng lên một niềm vui mới. Trở thành người lớn, cuối cùng Ida đã chọn Chúa, và đây là lần đầu tiên cô ý thức về các hành động của mình.”

     

    Aleteia, Lucandrea Massaro, 26-2-2015

    Marta An Nguyễn chuyển dịch

     

    Đọc thêm »
  • Một bộ phim Ấn Độ về vẻ đẹp đời sống các nữ tu đoạt giải thưởng cao nhất trong LHP Công giáo Quốc tế

    (CathNews.com) - Một bộ phim Ấn Độ về câu chuyện bảy nữ tu và một phụ nữ đã ly hôn đã dành giải nhất trong Liên Hoan Phim Công Giáo Quốc Tế tổ chức tại Niepokalanow gần Warsaw, Ba Lan.

    Theo một bản tin của CathNews Ấn Độ,  bộ phim Nuruguvettangal (Vẻ đẹp của ánh sáng) của Leo Thaddeus từ Kerala phía nam Ấn Độ, một trong 172 bộ phim và 40 chương trình phát thanh từ 20 quốc gia đã được nghiên cứu xem xét  kỹ lưỡng trong ba ngày liên hoan và đã kết thúc vào ngày 30/5/2010.

    Ban giám khảo ghi nhận, bộ phim 56 phút, tiếng Malayalam với phụ đề Anh ngữ về bảy nữ tu với các vấn đề phát sinh do sự quyến luyến, chán nản, bảo thủ, thành kiến, sự tham công tiếc việc, thèm muốn và sợ hãi, đã sử dụng một cường độ biểu tượng cao trong nhiếp ảnh, âm nhạc, hội thoại và công việc nghệ thuật.

    Thaddeus nói: “Tôi không muốn gán cho nó là một bộ phim Ki-tô giáo nhưng như một bộ phim nhìn sâu vào cuộc sống nữ tu viện của một nhân vật có thật”

    Bản tin nói thêm: Mặc dù chín thành viên ban giám khảo đã không tìm ra bất kì bộ phim nào thích hợp cho giải ba trong thể loại phim truyện, nhưng họ vẫn đề cập đặc biệt đến hai bộ phim của hai đạo diễn Ấn Độ. Chúng là: bộ phim mở đầu liên hoan phim với tựa đề tiếng Anh Ngày phán xét cuối cùng (The Last Appeal), một câu chuyện về thánh nữ Faustina tông đồ của lòng thương xót Chúa được cống hiến bởi cha Bala Udumala; và bộ phịm Cho Thầy Yêu Mến Của Con (To My Beloved Teacher), một bộ phim Malayalam với phụ đề Anh ngữ của một cha Dòng Sa-lê-diêng(Salesian) cha Jiji Kalavanal, cơ sở ở Kerala.

     

    Paul Minh Nhật

     

    Đọc thêm »
  • Phim “Những bức thư”: những điều chưa biết về Mẹ Têrêsa

    WHĐ (05.01.2016) – Vào ngày sinh nhật thứ 79 của ngài (17-12-2015), Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn phép lạ để Mẹ Têrêsa Calcutta có thể được tuyên thánh. Chỉ 18 năm sau khi qua đời, “Mẹ của người nghèo” – như Thánh Gioan Phaolô II từng gọi Mẹ Têrêsa như thế–, sẽ được tôn kính trên bàn thờ.

     

    Đời sống tuyệt vời của Mẹ đã được đưa lên màn ảnh lớn nhiều lần. Tuy nhiên, “Những bức thư” lại mang đến một góc nhìn khác về Mẹ Têrêsa Calcutta: bộ phim tập trung nói về sự cô đơn của Mẹ.

    “Trong lòng, Mẹ đã trải qua một sự trống rỗng khủng khiếp. Không ai biết được nỗi cô đơn Mẹ đã cảm nhận”.

    Bộ phim phần lớn dựa trên những bức thư trao đổi giữa Mẹ Têrêsa và vị linh hướng của Mẹ là linh mục Dòng Tên Celeste Van Exem.

    “Những bức thư Mẹ viết cho thấy nỗi cô đơn Mẹ phải chịu đựng trong suốt sáu mươi năm”.

    Gần 50 năm liên lạc thư từ đã cho biết vị nữ tu nổi tiếng này đã sống những giai đoạn dài gặp khó khăn về thiêng liêng như thế nào. Những bức thư này đã được công bố trong tiến trình tôn phong chân phước cho Mẹ.

    Bộ phim đã được phát hành cách nay vài tuần với dàn diễn viên được đề cử giải Oscar và đoạt giải Quả cầu vàng.

     

    Minh Đức

    (Nguồn: WHĐ)

    Đọc thêm »
  • Chúa Giêsu Kitô trong điện ảnh

    Khuôn mặt của Chúa Kitô, trong lịch sử, luôn là nguồn cho mọi sự chờ mong lớn lao và là đối tượng những cuộc bút chiến, nhất là trong giới điện ảnh, nơi có rất nhiều những nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên cảm nhận được nhu cầu chuyển thể hoặc thể hiện câu chuyện cuộc đời Người lên màn ảnh, lôi kéo những tràng pháo tay hoặc những chỉ trích từ một quần chúng nói chung khá say mê. Giới điện ảnh quốc tế đã sản xuất nhiều phim khác nhau về một hoặc nhiều khía cạnh cuộc đời và kinh nghiệm của Chúa Giêsu Nazaret.

    Claudia di Giovanni, công tác tại thư viện phim Vatican, giải thích cho chúng ta những lý do sự say mê đến cuồng dại của phim ảnh đối với khuôn mặt nhân vật Kitô.

    “Chúa Giêsu chiếm một vị trí căn bản trong phim ảnh…nếu chúng ta trở ngược về thời kỳ đầu của điện ảnh, chúng ta sẽ thấy rằng các tình tiết trong Phúc Âm rất thường xuyên được thề hiện…Người ta nhớ lại tất cả những [phim về sự] Thương Khó ấy…Sau đó, một  cách âm thầm, phim ảnh bắt đầu phát triển, mà vẫn không từ bỏ việc thể hiện các câu chuyện về Chúa Giêsu Kitô ở trên màn ảnh, chỉ vì đề tài nầy, Chúa Kitô, theo một  ý nghĩa nào đó, là một chủ đề luôn có tính thời sự!”

    Trong 100 năm điện ảnh, nhân vật Giêsu đã là tâm của những bộ phim mang tính chất phê bình chỉ trích cao, do các diễn viên và đạo diễn diễn xuất hoặc thực hiện như Franco Zeffirelli, Mel Gibson, Robert Powell và Jim Caviezel. Một số phim tỏ ra rất thời sự và rất gần với thực tế đương thời.

    “Đã hẳn ngày nay chúng ta quen với một Chúa Kitô rất gần gũi với nhân loại, bởi vì xét cho cùng, bộ phim chắc chắc đã gây ra nhiều tranh luận nhất là bộ phim Cuộc Khổ Nạn, cho thấy toàn bộ Đường Thập Giá. Hơn nữa, đưa lên màn ảnh những giờ phút cuối đời của Chúa Giêsu đồng nghĩa với đặt con người đối diện với một thực tại rất nặng nề nghiệt ngã, nhưng là thực tế”.

    “Chúng ta cũng có những bộ phim như Chúa Giêsu ở Montréal na ná như một lời chỉ trích đối với xã hội thập niên 1980, nhưng thể hiện cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trong đau khổ mà con người phải chịu và do vậy tôi cho rằng Chúa Kitô Kinh Thánh, trong bất luận trường hợp nào, cũng có rất nhiêu điều để kể qua phim ảnh”.

    BTGH (H2O News)

    Đọc thêm »
  • Bùng nổ phim lấy chủ đề Kinh Thánh ở Hollywood

    Các xưởng phim và nhà làm phim đang tái khám phá một chủ đề cổ điển làm tài liệu nguồn cho các phim theo xu thế chủ đạo sắp tới đó là Kinh Thánh.

    Một cảnh trong bộ phim “Son of God” (Ảnh: Lightworkers Media)

    Gần 10 năm sau sự thành công của bộ phim bom tấn của Mel Gibson “Cuộc khổ nạn của Đức Kitô”, thu được 611,9 triệu Mỹ kim trên toàn thế giới, các xưởng phim đang dựa vào Kinh Thánh để tìm tài liệu hay.

    Các phim sắp tới bao gồm:

    * LD Entertainment đang tài trợ tài chính cho bộ phim “Resurrection” (“sự Phục sinh”), loạt sự kiện diễn ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu chết, được điều hành bởi “Hatfields & McCoys” đạo diễn Kevin Reynolds.

    * Paramount sẽ phát hành bộ phim “Noah”, phóng tác trị giá 125 triệu Mỹ kim có Russell Crowe đóng vai chính vào năm 2014.

    * 20th Century Fox đang thực hiện bộ phim “Exodus”, diễn viên chính Christian Bale đóng vai Môisê.

    * Warner Bros có phim lấy đề tài về Môisê mang tựa đề “Gods And Kings”, do Steven Spielberg làm đạo diễn.

    * Warner Bros. cũng đang thực hiện một bộ phim về Phôngxiô Philatô, được biết có sự góp mặt của Brad Pitt.

    * Sony đang dàn dựng bộ phim “The Redemption of Cain” của Will Smith, bộ phim nói về sự kình địch giữa hai anh em Cain và Abel.

    * Lionsgate đang thực hiện bộ phim “Mary Mother of Christ”, “cuốn phim mô tả những sự việc xảy ra trước phim ‘Cuộc khổ nạn của Đức Kitô’” có Ben Kingsley tham gia.

    Song song với loạt phim lấy chủ đề Kinh Thánh sắp tới này, các nhà sản xuất đến từ chương trình truyền hình “The Bible” của kênh History thông báo rằng phóng tác phim “Son of God” sẽ được phát hành tại các rạp trên toàn quốc vào tháng Hai với hãng 20th Century Fox.

    Cặp đôi Mark Burnett và diễn viên chính trong phim “Touched by an Angel” Roma Downey nói kết hợp Hollywood với Kinh Thánh có thể khó khăn.

    “Nó không chỉ là một câu chuyện. Sẽ phải trả giá nếu không đi đúng hướng và không thể tìm được người cố vấn thích hợp”, Burnett, người sản xuất bộ phim “The Voice” và “Survivor”, nói.

    Khi trình bày với một nhóm trẻ em, đôi này cho biết họ được nhắc nhớ một câu: “Xin đừng làm cho nó nhàm chán”.

    “Có ý định tốt vẫn chưa đủ. Nó phải được trình bày một cách phù hợp với khán giả đương thời”, Downey, người đóng vai Mẹ Chúa Giêsu trong phim bộ này, nói.


    Nguồn: Religion News Service / UCAN

     

    Đọc thêm »
RSS