Kết quả tìm kiếm: ba-lan


  • "Các nữ tu trong trắng", một bộ phim có tầm mức hoàn vũ

    Xem phim: http://phimconggiao.net/cac-nu-tu-trong-trang_f4de49b8d.html

    (Aleteia.org)Câu chuyện dựa trên các sự việc có thật và chẳng có gì đáng hấp dẫn.

    Năm 1945, sau khi bị lính Xô viết hãm hiếp nhiều lần tất cả các nữ tu của một tu viện ở Ba Lan, bảy trong số các nữ tu mang thai. Trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá, vừa khốn cùng, vừa nghèo đói, tình trạng của họ chưa từng có và cũng không thể nói với ai. Làm gì bây giờ? Một sơ rời bức tường kín mít để xin một nữ bác sĩ trẻ người Pháp giúp đỡ.

    Một đề tài có thể làm cho nhiều người sợ điều xấu nhất sẽ xảy ra, với tràn lan các cảnh phỏng chừng, tình cảm lẫn lộn, hình ảnh không kín đáo hoặc bị lèo lái. Nhưng không có những chuyện này, trái lại là đàng khác: khởi đi từ một câu chuyện bẩn thỉu và cá biệt, nhà đạo diễn đã đưa khán giả đến tầm mức hoàn vũ mà không rơi vào sự dễ dãi. Không kể lại kịch bản, chúng tôi chỉ nêu lên đây một vài điểm tốt đẹp chính của cuốn phim.

    Trước hết là sự tôn trọng các nhân vật: được tôn lên nhờ hình ảnh rất đẹp (do cùng nhiếp ảnh gia thực hiện phim Des hommes et des dieux) trong sự hài hòa giữa các màu xám, trắng và nâu, máy quay phim luôn đưa ra góc cạnh của lời khấn khiết tịnh, chẳng hạn cho khán giả xem cảnh thân thiết nhất là sinh đẻ mà không toát ra một ly nào cho thấy sự phô bày hay dễ tính chiều theo thị hiếu. Cũng vậy, tất cả nhân vật chính không đóng khung vào một thể loại nào có vẻ giản lược quá mức: tất cả đều phức tạp, mỗi người đều có điểm yếu và ánh sáng của mình, cộng với tài năng diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên. Hoặc, đời sống tu hành được tôn trọng, không có tham vọng cho khán giả xem những cảnh bí mật nhưng tỉ mỉ chính xác đưa ra sự liên tục của một nghi thức hoàn toàn dâng hiến, trong lời ca tiếng hát của các giờ kinh, âm thầm đưa khán giả đi từ Mùa Vọng đến Phục Sinh qua tuần Thương Khó (cố vấn về đời tu không ai khác là linh mục Ligugé).

    Kế đó là tôn trọng khán giả. Đứng trước các thách thức đảo lộn trong việc đón nhận sự sống gây ra trong bạo lực và đặt lại vấn đề ơn gọi của các sơ, các phản ứng sẽ khác nhau và đôi khi bất ngờ. Một nữ cán bộ cộng sản giúp các nữ tu và mẹ bề trên trong việc chọn lựa khủng khiếp, dựa trên tình yêu cho cộng đoàn… Mỗi khán giả, dù tin hay không tin, ở đây họ phải nhận định, không phải chỉ để hiểu thái độ của người này, người kia nhưng nhất là đặt cho chính mình những câu hỏi cơ bản nhất, mà xã hội chuộng giải trí của chúng ta thường che khuất.

    Chúng ta cho sự sống của mình cho đến đâu? Cho đến khi bỏ nó? Cho đến khi trao truyền nó – và bằng cách nào? Làm thế nào để đón nhận người khác, dù người đó là Chúa Kitô, người Do Thái, một em bé không mong muốn? Làm thế nào để mình vẫn là con người, làm thế nào để mình trở thành con người? Qua các nhân vật và qua các thánh giá của họ, cuối cùng khán giả thấy được hy vọng. Vượt lên các hình ảnh, các câu trả lời có sẵn, nữ đạo diễn Anne Fontaine cống hiến cho chúng ta một bài chiêm nghiệm đáng ngưỡng mộ.

    Lm. Denis Dupont-Fauville
    Marta An Nguyễn chuyển dịch

     

    Đọc thêm »
  • “IDA”, cuốn phim thắng giải Oscar phim hay ngoại quốc năm 2015

    Ida, câu chuyện một nữ tu trẻ dưới thời cộng sản ở Ba Lan thắng giải Oscar trong thể loại phim hay ngoại quốc năm 2015. Cuốn phim do đạo diễn Ba Lan Pawel Pawlikowski thực hiện. Một tác phẩm ý nhị, được ân sủng chạm đến, kể lại câu chuyện một nữ tu sinh trẻ đi tìm đức tin và nguồn gốc của mình trong thời cộng sản ở Ba Lan.

    Anna là nữ tu sinh 18 tuổi, một cô bé mồ côi được các nữ tu nuôi nấng trong thời nước Ba Lan ở dưới chế độ cộng sản trong những năm 1960.

    Đời sống trong tu viện là đời sống duy nhất cô biết và đức tin đối với cô là một hơi thở mới. Theo lời đề nghị của mẹ bề trên, trước khi khấn trọn đời cô nên đi ra ngoài tu viện một thời gian. Cô đi với dì của cô, người duy nhất còn sống trong gia đình cô, bà dì bỗng xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng.

    Đây là chuyến đi trong chương trình đào tạo nhưng cô đi mà lòng không muốn, hơn nữa lại đi với một bà dì khó chịu, thích châm biếm, thích tự hủy hoại mình, từng ở trong đội quân chống nazi và bây giờ là đảng viên cao cấp, lúc nào cũng tìm cách châm chọc cô về đức tin và về chọn lựa đời sống tu hành của cô. Trong một cảnh cảm động nhất, nhờ bà dì nói ra, Anna biết mình không phải là người như mình nghĩ. Tên thật của cô là Ida Lebenstein và cô là người Do Thái.

    Làm sao hóa giải cuộc đời riêng của mình với ơn gọi của mình? Và thế là hai dì cháu lên đường đi tìm xem ai là người đã giết cha mẹ của Anna và họ được chôn ở đâu. Chính cuộc đi tìm này là dịp để hai dì cháu khám phá được tâm hồn của hai người, học để thương nhau và để tôn trọng nhau.

    Đạo diễn Alessandro De Luca giải thích cho nhật báo Ý Avvenire, “chỉ chính khi tiếp xúc với những cái khốn cùng về đạo đức của con người trong chuyến đi đau khổ này mà Ida mới thật sự mở mắt ra với thế giới bên ngoài và với chính mình, ý thức lại một nữ tính mà trước đây cô chưa bao giờ để ý đến và cô cũng không hề biết cái duyên của nó. Sự cám dỗ khoác qua bộ dáng bên ngoài của một nhạc sĩ trẻ, anh này muốn cưới cô và muốn cô sẽ làm mẹ. Sau một đêm ngủ chung, lần đầu tiên cô nếm hương vị giấc mơ xây dựng một gia đình cho riêng mình. Nhưng bây giờ cô đã biết, và khi hừng sáng, cô âm thầm bỏ người tình nhân trẻ để trở về tu viện. Suốt cuốn phim cô có khuôn mặt khó hiểu và không cách nào dò tìm được nhưng bây giờ khuôn mặt này sáng lên một niềm vui mới. Trở thành người lớn, cuối cùng Ida đã chọn Chúa, và đây là lần đầu tiên cô ý thức về các hành động của mình.”

     

    Aleteia, Lucandrea Massaro, 26-2-2015

    Marta An Nguyễn chuyển dịch

     

    Đọc thêm »
  • Một bộ phim Ấn Độ về vẻ đẹp đời sống các nữ tu đoạt giải thưởng cao nhất trong LHP Công giáo Quốc tế

    (CathNews.com) - Một bộ phim Ấn Độ về câu chuyện bảy nữ tu và một phụ nữ đã ly hôn đã dành giải nhất trong Liên Hoan Phim Công Giáo Quốc Tế tổ chức tại Niepokalanow gần Warsaw, Ba Lan.

    Theo một bản tin của CathNews Ấn Độ,  bộ phim Nuruguvettangal (Vẻ đẹp của ánh sáng) của Leo Thaddeus từ Kerala phía nam Ấn Độ, một trong 172 bộ phim và 40 chương trình phát thanh từ 20 quốc gia đã được nghiên cứu xem xét  kỹ lưỡng trong ba ngày liên hoan và đã kết thúc vào ngày 30/5/2010.

    Ban giám khảo ghi nhận, bộ phim 56 phút, tiếng Malayalam với phụ đề Anh ngữ về bảy nữ tu với các vấn đề phát sinh do sự quyến luyến, chán nản, bảo thủ, thành kiến, sự tham công tiếc việc, thèm muốn và sợ hãi, đã sử dụng một cường độ biểu tượng cao trong nhiếp ảnh, âm nhạc, hội thoại và công việc nghệ thuật.

    Thaddeus nói: “Tôi không muốn gán cho nó là một bộ phim Ki-tô giáo nhưng như một bộ phim nhìn sâu vào cuộc sống nữ tu viện của một nhân vật có thật”

    Bản tin nói thêm: Mặc dù chín thành viên ban giám khảo đã không tìm ra bất kì bộ phim nào thích hợp cho giải ba trong thể loại phim truyện, nhưng họ vẫn đề cập đặc biệt đến hai bộ phim của hai đạo diễn Ấn Độ. Chúng là: bộ phim mở đầu liên hoan phim với tựa đề tiếng Anh Ngày phán xét cuối cùng (The Last Appeal), một câu chuyện về thánh nữ Faustina tông đồ của lòng thương xót Chúa được cống hiến bởi cha Bala Udumala; và bộ phịm Cho Thầy Yêu Mến Của Con (To My Beloved Teacher), một bộ phim Malayalam với phụ đề Anh ngữ của một cha Dòng Sa-lê-diêng(Salesian) cha Jiji Kalavanal, cơ sở ở Kerala.

     

    Paul Minh Nhật

     

    Đọc thêm »
RSS