Sứ giả của Chúa: Câu chuyện về Thánh nữ Jeanne d'Arc | 1999

Featured video

Thanks! Share it with your friends!

URL

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Sorry, only registred users can create playlists.
URL


19,012 lượt xem

Giới thiệu

Tên phim gốc: The Messenger: The Story of Joan of Arc (Mỹ); La messagère: L'histoire de Jeanne d'Arc (Pháp).
Đạo diễn: Luc Besson.
Kịch bản: Andrew Birkin, Luc Besson.
Diễn viên chính: Milla Jovovich, John Malkovich, Rab Affleck.
Sản xuất: Gaumont, Okko Productions.
Quốc gia: Pháp.
Năm phát hành: 1999.
Thời lượng: 148 phút.
Linh download phim: https://goo.gl/egL8dh

 

SỨ GIẢ CỦA CHÚA:
CÂU CHUYỆN VỀ THÁNH NỮ JEANNE D'ARC

Bộ phim tái hiện cuộc đời của thánh nữ Jeanne d'Arc (tên tiếng Anh là Joan of Arc), nữ anh hùng nổi tiếng của Pháp trong thế kỷ XV, đồng thời cũng là chiến sĩ tử vì đạo ở tuổi 19.

Năm 1455, tức 24 năm kể từ khi Jeanne d'Arc qua đời, Tòa thánh Vatican cho tra xét lại vụ án, và tuyên bố cô vô tội. Jeanne d'Arc được phong Chân phước năm 1909, và ngày 16/5/1920, cô được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV tôn phong hiển thánh. Sau đó thánh nữ được nhận làm quan thầy Giáo Hội nước Pháp.

Jeanne chào đời vào năm 1412, khi Chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp đã kéo dài 75 năm. Ngay từ lần đầu tiên tới nhà thờ, cô bé Jeanne đã khiến cha xứ ngạc nhiên bởi sự đạo đức và thật thà. Sau một lần xưng tội, cô đột ngột bỏ làng ra đi theo một tiếng gọi bí ẩn nào đó từ trời cao. Trở về, cô chứng kiến cảnh binh lính Anh thiêu trụi ngôi làng. Một tên còn giết chết rồi hãm hiếp chị gái nàng. Thoát chết trong vụ thảm sát, Jeanne sống cùng mấy người họ hàng xa. Jeanne khẳng định Chúa trao cho nàng sứ mệnh cứu nước Pháp và Ngài thường xuyên hiện ra trước mắt Jeane.

Năm 1429, ở tuổi 17, Jeanne viết thư gửi Charles VII (John Malkovich thủ vai), lúc bấy giờ là vua nước Pháp. Trong thư, cô tuyên bố Chúa đã báo trước cho cô về tương lai của đất nước và yêu cầu được toàn quyền chỉ huy quân đội để đập tan ách chiếm đóng của Anh trên lãnh thổ Pháp. Phần lớn quan chức trong triều đình cho rằng đó chỉ là hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ của một thiếu nữ mới lớn. Nhưng ở bên ngoài, người dân lại tin Jeanne có thể cứu nước Pháp. Vua Charles VII tin Jeanne ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên, nhưng các quan lại vẫn không muốn trao cho cô quyền chỉ huy quân đội. Họ đòi cô đưa ra bằng chứng cho thấy cô được Chúa trao sứ mệnh. Jeanne trả lời rằng, để tới được lâu đài Chinon -nơi ở của vua Charles- cô đã vượt qua nhiều khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân Anh mà không hề hấn gì. Tới lúc đó triều thần mới tin Jeanne được Chúa bảo vệ.

Thân đeo giáp sắt, tay cầm ngọn cờ tự do, Jeanne dẫn đầu đoàn quân Pháp tới Orléans – nơi đang bị quân Anh vây khốn. Các hiệp sĩ trong đoàn quân tỏ ra tức tối khi phải nghe lệnh một cô gái mới 17 tuổi nên luôn tìm lý lẽ để chống đối. Hơn nữa, họ cảm thấy cách đánh của cô giống hệt kiểu đánh trận giả của trẻ con. Jeanne cắt ngắn mái tóc để có khuôn mặt đàn ông, đồng thời viết thư dụ quân Anh đầu hàng.

Sáng hôm sau, bất chấp sự phản đối của Jeanne, các hiệp sĩ ra lệnh tấn công quân Anh tại pháo đài St. Loup. Khi Jeanne tới trận địa thì quân Pháp đã rút lui. Tức giận trước tình trạng vô kỷ luật của binh sĩ. Cô cưỡi ngựa xông thẳng vào cổng pháo đài, chặt đứt dây cầu treo, tạo điều kiện cho quân Pháp tràn vào. Mục tiêu tiếp theo là pháo đài Tourelles, nơi được trấn giữ bởi hiệp sĩ William Glasdale, một tướng giỏi của Anh. Jeanne yêu cầu William Glasdale đầu hàng một lần nữa, nhưng ông này từ chối.

Trong lúc đám hiệp sĩ còn đang bàn bạc phương án tấn công, Jeanne dẫn đầu đoàn quân Pháp xông thẳng tới pháo đài Tourelles. Nhờ chuẩn bị kỹ càng nên quân Anh không những trụ vững mà còn gây thương vong rất lớn cho quân Pháp. Trong lúc leo thang lên mặt thành, Jeanne bị một mũi tên găm vào ngực. Cô ngã từ trên cao xuống đất, nhưng vẫn sống sau khi tự rút mũi tên ra khỏi ngực. Buổi sáng hôm sau, mặc dù còn yếu, Jeanne vẫn chỉ huy đợt tấn công thứ hai. Khi sắp chiếm được pháo đài, Jeanne đột nhiên nhìn thấy Chúa Jesus hiện ra với khuôn mặt nhuốm máu. Hiểu rằng Chúa không muốn tiếp tục nhìn thấy cảnh đầu rơi máu chảy, Jeanne ra lệnh rút lui.

Quân Anh tập hợp lực lượng ở một bên bờ sông. Tướng lĩnh hai bên cho quân dàn trận ở một cánh đồng rộng để chuẩn bị cho trận đánh giáp lá cà. Jeanne cưỡi ngựa tới phía trước đoàn quân, khuyên đối phương quay về đất nước của họ. Tướng William Glasdale ra lệnh cho cung thủ bước lên phía trước. Cung thủ Pháp cũng nhanh chóng dàn trận. Các hiệp sĩ Anh tiến lên phía trước, nhưng đột nhiên họ quay đầu tháo chạy. Trước diễn biến bất ngờ đó, bộ binh của Glasdale cũng rời bỏ hàng ngũ. Không còn cách nào khác, Glasdale buộc phải từ chức ngay tại mặt trận. Các hiệp sĩ Pháp đứng sững khi chứng kiến cảnh quân Anh tự động rút lui.

Orléans được giải phóng. Cả nước Pháp ngỡ như đang sống trong mơ, bởi lâu lắm rồi họ mới được nghe tin chiến thắng, còn vua Henry VI của Anh thề sẽ thiêu sống cô. Jeanne tiếp tục dẫn đầu đoàn quân đi giải phóng Paris. Tuy nhiên, chiến dịch thất bại vì quân Pháp thua kém quân Anh về mọi mặt. Jeanne yêu cầu tiếp viện, nhưng không được đáp ứng. Vua Charles yêu cầu nàng quay trở về hoàng cung, nhưng chỉ được phép đi một mình. Jeanne không hề biết rằng, kể từ sau chiến thắng tại Orléans, vua Charles đã coi cô như là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của ông ta. Do muốn ký hiệp ước hòa hoãn với vua Henry VI, người đứng đầu nước Pháp muốn dàn xếp để Jeanne rơi vào tay quân Anh…

Jeanne d'Arc trở thành một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây. Kể từ thời Napoléon cho tới thời hiện đại, các nhà chính trị Pháp thuộc tất cả các nhóm chính kiến tiếp tục gợi đến hình ảnh cô. Trong số các nhà văn và nhà soạn nhạc viết các tác phẩm về cô có thể kể đến Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Hình tượng thánh nữ tiếp tục được sử dụng trong phim ảnh, truyền thông, ca nhạc, múa hát...

PHIMCONGGIAO.NET

Post your comment

Comments

Be the first to comment
RSS