Kết quả tìm kiếm: phanxico-cuoc-doi-va-cach-mang


  • Từ cuốn tiểu sử "Phanxicô, cuộc đời và cách mạng" đến bộ phim đầu tiên về ĐGH Phanxicô

    Cuốn phim Đức Phanxicô, phóng tác theo tiểu sử Đức Giáo hoàng Phanxicô của nữ ký giả Elisabetta Piqué mà bà đã quen biết trước từ năm 2001, đã được chiếu ở các rạp từ ngày 28/9/2016.

    Nữ ký giả Elisabetta Piqué nhớ lại cuộc phỏng vấn đầu tiên với Đức Phanxicô, ngài gần như là một người “rụt rè. Không phải là một siêu sao chút nào”.

    Rất ít ký giả hình dung cuộc bầu chọn Hồng y Bergoglio trong lần mật nghị năm 2013. Nữ ký giả người Argentina Elisabetta Piqué là một trong các ký giả này, bà đã quen biết Tổng Giám mục Buenos Aires từ năm 2001.

    “Tôi gặp ngài hơi xa xa một chút ở ngoài đường”, nữ ký giả tóc vàng ngoài năm mươi nhớ lại, bà buông ly cappuccinô xuống để chỉ về hướng Nhà các Tu sĩ (Casa del Clero), nơi Hồng y Argentina quen thuộc với trung tâm lịch sử Rôma, ở cách vài trăm mét căn hộ của bà.

    Vào thời đó, nhật báo La Nacion của Argentina gọi cho bà để nhờ bà phỏng vấn người mà cuối tuần đó sẽ nhận mũ hồng y từ tay của Đức Gioan Phaolô II. Nữ ký giả Elisabetta Piqué sinh trưởng ở Ý, sau đó bà theo cha mẹ di dân qua Argentina, bà không phải là chuyên gia chuyên ngành về các vấn đề tôn giáo.

    “Tôi không biết gì về ngài, ngoại trừ ngài là một tu sĩ Dòng Tên và ngài rất ít khi nhận lời phỏng vấn.” Một cách nghề nghiệp, bà không tỏ ra mình không biết. “Tôi điện thoại, và ngài nhận lời cho tôi phỏng vấn ngay lập tức.”

    “Ngài ở trong một góc, gần như rất rụt rè”

    Người mà bà gặp thì rất khác với hình ảnh của một hoàng tử Giáo Hội mà bà hình dung trong đầu. “Khi tôi đến thì ngài ngồi trong một góc, gần như rất rụt rè. Không có nét gì là siêu sao. Tôi nói thẳng cho ngài biết là tôi không biết gì về Giáo hội. Rồi câu hỏi tự nhiên đến và câu trả lời của ngài thì chính xác và rõ ràng.”

    Hai hay ba ngày sau đó, chuộng điện thoại reo. “Cha cám ơn cuộc phỏng vấn”, Hồng y Argentina đơn giản nói và từ đó nối kết liên lạc ngày càng chặt chẽ hơn. “Tôi gặp ngài mỗi lần ngài đến Rôma và mỗi lần tôi đi Buenos Aires.”

    Vì thế mà chiều ngày 13/3/2013, Elisabetta Piqué không ngạc nhiên mấy về cuộc bầu chọn Hồng y Bergoglio, trong khi chồng của bà là ký giả Ireland Gerard O’Connell, “một nhà Vatican học chính cống”, không đặt nhiều hy vọng vào Đức Bergoglio cho mấy.

    “Sáng hôm sau tôi chở con gái đi học. Vào 9 giờ sáng, mọi người gọi tôi để biết ai là tân giáo hoàng. Không ai biết về ngài.” Vì thiếu thông tin nên các đồng nghiệp Vatican học của bà bị giao động bởi phong cách mới của giáo hoàng Argentina, vì thế buộc bà phải kể quá trình của tu sĩ Dòng Tên Argentina này.

    Từ đó, một cách nhanh chóng, bà nghĩ đến việc viết sách để giải thích, khi là giáo hoàng, Đức Bergoglio đã nói y hệt như khi ngài nói ở Buenos Aires. “Nhưng không ai nghe ngài ngoài bức tường Argentina”, bà Elisabetta Piqué cho biết.

    Cũng một cách nhanh chóng, bà có trực giác giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh đầu tiên của lịch sử sẽ làm cách mạng Giáo Hội và bà bắt đầu gặp những người ở Argentina đã từng biết Jorge Bergoglio trong cuộc đời của họ”.

    Cử chỉ tự tin, cái nhìn sắc bén

    Và đây đúng là tiểu sử đầu tiên của tân giáo hoàng: “Phanxicô, cuộc đời và cách mạng” (Francisco, vida et revolucion), được điện ảnh gia Beda Docampo Feijóo đưa lên màn ảnh, cuốn phim được chiếu ở Pháp ngày 28/9/2016. “Một phóng tác: đây là một cuốn phim, không phải là phim tài liệu”, nữ ký giả nhấn mạnh, dù vậy người ta cũng thấy chân dung bà phảng phất trong vai nữ ký giả do diễn viên người Tây Ban Nha Silvia Abascal đóng.

    “Cùng một lúc là tôi và nhiều người khác. Giống như nhiều nhân vật khác trong phim luôn là trộn lẫn của nhiều nhân vật khác nhau. Nữ ký giả với cử chỉ tự tin, cái nhìn sắc bén khác xa với hình ảnh ngây thơ của nữ ký giả trẻ Ana trong phim, cũng như nhân vật trong phim, bà biết tạo một chỗ đứng trong môi trường rất đàn ông của các nhà Vatican học.

    Nhưng đó không phải là điểm quan trọng của cuốn phim, mục đích của cuốn phim là để khán giả gặp được Đức Phanxicô. Cuốn phim nhấn mạnh trước hết, cũng như nữ ký giả Elisabetta Piqué trong quyển sách của mình muốn nói, đó là nêu lên sự liên tục của Tổng Giám mục Buenos Aires, “cha Jorge”, như ngài thường thích mọi người gọi mình như thế.

    “Quyền lực không làm cho ngài thay đổi, bà Elisabetta Piqué bảo đảm như thế, bà vẫn còn liên lạc thường xuyên với ngài. Ngài không cảm thấy mình như một anh hùng, ngài vẫn tiếp tục như trước nhưng dĩ nhiên bây giờ với một hàng rào an ninh chặt chẽ.” Nhưng các hàng rào này không thay đổi tương quan của ngài với giáo dân, các tín hữu trung thành này thích gặp ngài trong các buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô. “Những người này, bà Elisabetta Piqué tin chắc, hiểu ngài hơn là các nhà Vatican học.”

    Cảm hứng của bà: “Bergoglio”

    “Viết tiểu sử của một giáo hoàng không phải là một chuyện nhỏ. Tôi không nghĩ tôi có thể làm được, nhưng cùng một lúc, tôi phải chấp nhận thách thức này. Rất nhiều người viết tiểu sử Đức Bergoglio, nhưng tôi, tôi may mắn gặp ngài nhiều lần, được biết ngài. Tôi có nhiều chi tiết.

    Một cách nào đó, chính ngài là nguồn cảm hứng của tôi! Tôi cũng gặp nhiều nhân vật khác cũng đã biết ngài và tôi biết tôi có thể viết một quyển sách mang ý tưởng giáo hoàng này là ai, để nói lên đúng Bergoglio là ai.”

     

    Marta An Nguyễn
    chuyển dịch từ LaCroix.com

     

    Đọc thêm »
RSS